• Trang Chủ
  • Kiến Trúc
  • Nội Thất
  • Đồ Họa
  • Phần Mềm
  • Tài Liệu
  • Giải Trí
  • Khác
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kiến Trúc
  • Nội Thất
  • Đồ Họa
  • Phần Mềm
  • Tài Liệu
  • Giải Trí
  • Khác
No Result
View All Result
Đặng Tiến Dũng
No Result
View All Result

3 điều cơ bản cần biết khi bắt đầu tập diễn họa các góc cận cảnh

21/12/2023
in Đồ Họa
Reading Time: 7 mins read

Trong nội thất và kiến trúc, góc cận cảnh là những khung hình thường được sử dụng để diễn tả chi tiết của thiết kế. Chúng dễ tạo cảm xúc “thư giãn” cho người xem, vì thường số lượng chủ thể ít và nội dung truyền tải rõ ràng.

Một số đồng nghiệp của tôi gọi những góc như vậy là “view crop”. Tuy nhiên theo tôi, cách gọi tên đó không chính xác về mặt ý nghĩa. Bạn không “crop” bất kỳ thứ gì, cả trong nhiếp ảnh lẫn render. Thứ bạn cần làm là điều chỉnh tiêu cự của camera, vậy thôi.

Thực tế, tôi cũng không thể tìm thấy định nghĩa về “view crop” ở bất kỳ đâu. Nó có thể dẫn đến một số hiểu lầm khi trình bày, vì thế tôi nghĩ nên làm rõ từ đầu: bài viết này sẽ chỉ nói về việc render với các camera có tiêu cự khoảng 60mm trở lên.

Góc cận cảnh nhìn chung là một trong những shot dễ làm đẹp. Tuy nhiên, những người đang bắt đầu làm quen với góc chụp này cũng dễ mắc một số lỗi sai cơ bản. Từ đó dẫn đến việc không render ra ảnh như ý muốn. Dưới đây, tôi sẽ trình bày 3 điều quan trọng nhất khi bắt đầu tập diễn họa những góc này.

MỤC LỤC

  • Tiên quyết: sử dụng tiêu cự (Focal Length) lớn
  • Đặt độ sâu trường ảnh (DOF) có chủ đích
  • Nội dung rõ ràng và có ý nghĩa

Tiên quyết: sử dụng tiêu cự (Focal Length) lớn

Như đã nói ở trên, để tạo ra một góc cận cảnh đẹp, bạn cần điều chỉnh thông số tiêu cự (Focal Length). Với góc cận cảnh, bạn cần thông số này lớn. Thông số tiêu cự càng lớn thì trường nhìn (Field of View) càng hẹp, và các chi tiết được phóng to. Đây là lý do tôi nói “view crop” là một thuật ngữ không chính xác. “Zoom” là từ đúng hơn.

Trong nhiếp ảnh, Focal Length được quy định bởi ống kính. Còn trong render, bạn có thể chỉnh nó trong phần Parameters của camera, hoặc chỉnh thông số Field of View trong khung nhìn. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra một ảnh cận cảnh đẹp và chất lượng.

Sai lầm thường gặp là sử dụng các camera có Focal Length quá nhỏ, và dí sát chúng vào đối tượng cần render. Cách làm này không cho ra kết quả tốt vì đường nét bị biến dạng rất nhiều do độ tụ. Chúng trông không chân thực, nhất là khi cố gắng kết hợp với DOF.

Một cách làm khác là crop ảnh render gốc ra thành những mảnh nhỏ, hoặc crop phần rìa của ảnh. Tôi từng thấy có phương pháp crop với tỷ lệ 2/3, có lẽ để mô phỏng nút chuyển từ chế độ Full Frame sang Crop (ví dụ APS) trong máy ảnh. Một cách làm tôi cho kỳ lạ, và nhìn chung cũng không tạo ra kết quả như ý muốn.

Cách làm đúng đắn nhất là thiết lập tiêu cự (Focal Length) lớn hoặc trường nhìn (Field of View) nhỏ, sau đó đặt camera cách xa khỏi vật thể. Tiêu cự càng lớn thì camera cách càng xa. Khi mới bắt đầu, chúng ta nên làm quen với góc 50mm, vì đây là một trong những cỡ phổ biến nhất trong nhiếp ảnh. Sau khi đã hiểu cách sử dụng, chúng ta có thể làm quen với các lens có tiêu cự lớn hơn. Từ 60-120mm là đã quá đủ để diễn tả hầu hết các chi tiết trong thiết kế. Với những camera tele (tiêu cự lớn hơn 150mm), bạn có thể phải dùng tính năng clipping để render xuyên qua tường.

Cách làm đúng đắn là đặt khẩu độ lớn và lùi camera ra xa khỏi vật thể.
Độ biến dạng nhỏ làm tấm hình trông chân thực và dễ hình dung về kích thước hơn.

Với những camera siêu tele (focal length trên 300mm), độ tụ sẽ gần như biến mất, và bạn có lẽ sẽ phải đặt camera cách xa 3 dãy nhà để render được 1 quả táo. Tôi không khuyến khích lạm dụng những góc quá “extreme” như vậy, tuy nhiên một vài view để gây ấn tượng thì cũng hoàn toàn ok.

Đặt độ sâu trường ảnh (DOF) có chủ đích

Hiệu ứng “xóa phông” khiến chúng ta ngây ngất. Nó giúp chủ thể được nổi bật trên nên hậu cảnh, khiến cho người xem dễ tập trung vào nội dung chính mà bạn muốn truyền tải. Với các camera có tiêu cự lớn, hiệu ứng này lại càng thể hiện rõ ràng hơn nhiều dù vẫn giữ nguyên khẩu độ. Nhưng cũng chính vì thế, chúng là thứ dễ bị lạm dụng nhất khi render.

Sau khi đã chọn được tiêu cự và cố định vị trí của camera, thông số quyết định độ “xóa phông” chính là khẩu độ (F-stop). Khẩu độ càng lớn, tức là số f càng nhỏ, thì hiệu ứng “xóa phông” càng mạnh. Như đã nói ở trên, bản thân việc sử dụng các camera tiêu cự lớn cũng đã làm tăng hiệu ứng này. Với các camera tiêu cự siêu lớn, chỉ cần tăng khẩu độ một chút là đã có thể tạo ra hiệu ứng “xóa phông” mịt mù. Thông thường, tôi đặt thông số này từ 1.8 – 4, tuy nhiên bạn cũng có thể cân nhắc đặt số này lớn hơn (khẩu độ nhỏ hơn), để lấy nhiều chi tiết cho bức ảnh.

Trong góc này tôi chủ đích muốn hiệu ứng xóa phông mạnh, làm nhòe vân đá và mặt bếp để người xem tập trung vào kiểu thiết kế tay nắm. Vì thế tôi đặt khẩu độ lớn f/1.8. Lưu ý đây là bảng thông số của Corona Camera trong 3ds Max. Các phần mềm khác làm tương tự.

Nên nhớ rằng, sau cùng, ảnh phối cảnh cũng là một bản vẽ. Hiệu ứng càng nhiều thì chủ thể càng bị tách biệt khỏi không gian và thông tin thể hiện càng ít đi. Hãy đặt một độ sâu trường ảnh hợp lý để những gì cần thể hiện đều xuất hiện một cách rõ nét trên khung ảnh. Thậm chí, bạn có thể loại bỏ hoàn toàn hiệu ứng này với khẩu độ nhỏ (f/16 hoặc nhỏ hơn) trong các view muốn diễn tả vật liệu hoặc bề mặt.

Nội dung rõ ràng và có ý nghĩa

Tôi phải đính chính rằng bài viết này sẽ chỉ dành cho những kiến trúc sư đang hành nghề thiết kế kiến trúc – nội thất. Tức render chỉ là một phần nhỏ của công tác design. Nếu bạn là một người đam mê với nghệ thuật diễn họa, hay diễn họa là công việc toàn thời gian của bạn, hãy bỏ qua phần này.

Ở đầu, tôi có nói rằng góc cận cảnh nhìn chung là một trong những shot dễ làm đẹp. Thật vậy, chúng ta có thể tạo ra cả tá camera rất “ảo” chỉ với vài set đồ decor. Số lượng ảnh render tăng đáng kể. Chúng ta hứng khởi hơn vì khối lượng công việc trông có vẻ tăng lên nhiều.

Nhưng đẹp không có nghĩa là nó hữu dụng. Dễ dàng thì thường dẫn đến vô tội vạ, trong khi hàm lượng thiết kế không tăng lên. Một vài tấm ảnh “thư giãn” sẽ là khởi đầu tốt cho cả đôi bên khi thuyết trình, nhưng quá nhiều sẽ trở thành dở. Nó giống như kể chuyện lan man vậy, người xem sẽ sốt ruột vì không biết bạn đang muốn nói cái gì.

Một vài view “vô tri” tôi render trong năm 2018. Khi nhìn lại, chúng thật vô nghĩa và tốn thời gian.

Trước khi đặt bất kỳ một camera nào, theo tôi bạn nên “tóm tắt” góc render đó bằng văn nói. Hãy cho ra kết luận trước, với view cận cảnh, nó sẽ thường chỉ ngắn gọn trong 1 câu thôi. Khung hình này thể hiện điều gì? Nếu phải ghi chú hay thuyết trình, bạn sẽ viết gì trên nó? Việc “tóm tắt” camera bằng văn nói cũng sẽ khiến bạn phải suy nghĩ kỹ hơn về các thông số dành cho nó: khẩu độ, tiêu cự, góc chụp như thế nào thì hợp lý. Đừng quá tập trung render những đồ vật trang trí, câu chuyện của bạn sẽ trở nên rườm rà và kém thuyết phục đi nhiều.

Chúc bạn có được những shot ảnh đẹp!

Bài Viết Liên Quan

Hiệu ứng phác thảo cho bản vẽ AutoCAD
Đồ Họa

Hiệu ứng phác thảo cho bản vẽ AutoCAD

19/03/2024
3.7k
Bảo vệ sản phẩm kỹ thuật số
Phần Mềm

Bảo vệ sản phẩm kỹ thuật số

07/03/2024
204
Tỷ lệ vàng – cú lừa thế kỷ
Kiến Trúc

Tỷ lệ vàng – cú lừa thế kỷ

24/02/2024
632

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhiều lượt xem

Tổng hợp lisp nhỏ cho AutoCAD

Tổng hợp lisp nhỏ cho AutoCAD

17/05/2024
10.6k
Tổng hợp script nhỏ cho 3ds Max

Tổng hợp script nhỏ cho 3ds Max

27/02/2024
5.2k
Hiệu ứng phác thảo cho bản vẽ AutoCAD

Hiệu ứng phác thảo cho bản vẽ AutoCAD

19/03/2024
3.7k
Kiếm tiền từ bán model trên 3dsky

Kiếm tiền từ bán model trên 3dsky

25/03/2024
2.6k
Khắc phục lỗi AutoCAD bị treo khi sửa chữ

Khắc phục lỗi AutoCAD bị treo khi sửa chữ

15/02/2024
2.3k

Mới chỉnh sửa

Kiến trúc tả thực

Kiến trúc tả thực

12/05/2025
13
Incremental Saves trong SketchUp

Incremental Saves trong SketchUp

28/04/2025
42
Thời đại của học giả bàn phím

Thời đại của học giả bàn phím

09/04/2025
24
Cách để trích xuất map gốc từ ảnh texture seamless

Cách để trích xuất map gốc từ ảnh texture seamless

24/04/2025
405
Phát triển công cụ mở rộng cho 3ds Max: bắt đầu từ đâu?

Tuyển dụng MAXScript Developer

30/03/2025
120

Bài ngẫu nhiên

Trăm củ

Trăm củ

28/02/2025
61
Vì sao chân cột cổ điển lại “phình” ra?

Vì sao chân cột cổ điển lại “phình” ra?

23/11/2023
184
7 plugin SketchUp của Curic mà tôi thường sử dụng

7 plugin SketchUp của Curic mà tôi thường sử dụng

27/11/2023
2.2k
Trần coffered trong thiết kế nội thất

Trần coffered trong thiết kế nội thất

28/12/2023
285
Phát triển công cụ mở rộng cho 3ds Max: bắt đầu từ đâu?

Phát triển công cụ mở rộng cho 3ds Max: bắt đầu từ đâu?

25/11/2023
372

Bài mới nhất

Kiến trúc tả thực

Kiến trúc tả thực

12/05/2025
13
Incremental Saves trong SketchUp

Incremental Saves trong SketchUp

28/04/2025
42
Cách để trích xuất map gốc từ ảnh texture seamless

Cách để trích xuất map gốc từ ảnh texture seamless

24/04/2025
405
Thời đại của học giả bàn phím

Thời đại của học giả bàn phím

09/04/2025
24
Phát triển công cụ mở rộng cho 3ds Max: bắt đầu từ đâu?

Tuyển dụng MAXScript Developer

30/03/2025
120
  • Giới thiệu
  • Cửa hàng
  • Facebook
  • Youtube
  • Liên hệ

Tổng số lượt truy cập: 71510  |  Hôm nay: 44  |  Hôm qua: 183

No Result
View All Result
  • Kiến Trúc
  • Nội Thất
  • Đồ Họa
  • Phần Mềm
  • Tài Liệu
  • Khác

Tổng số lượt truy cập: 71510  |  Hôm nay: 44  |  Hôm qua: 183