- Khi concept kiến trúc nội thất bằng SketchUp, nên theo trình tự sau: dựng khối tích chính > thêm một số chi tiết vừa đủ để mô tả cấu kiện > hoàn thiện chi tiết > mô phỏng sát thực tế, có thể dùng để render. Trình tự này tương tự một khái niệm trong BIM gọi là LOD. Anh em tự search.
- Các bước đầu tiên rất quan trọng. Nó sẽ giúp tiết kiệm vô số công sức, đặc biệt khi làm việc cùng những chủ đầu tư khó tính, đòi hỏi sửa nhiều. Giai đoạn này, cần vẽ như chạy speedrun: thao tác tối thiểu, bằng mọi thủ đoạn, trong thời gian siêu giới hạn, để ra được phương án.
- Tôi biết nhiều đồng nghiệp khi concept phương án sẽ vẽ thẳng đến các bước gần cuối cùng luôn. Thường là vì kỹ tính, cầu toàn, rối loạn ocd, sếp bắt vẽ, muốn chứng minh năng lực và tâm huyết với đối tác, hoặc chỉ đơn giản là “ôi giào vẽ luôn đi có mấy phút là xong”. Nhưng nhìn chung đều tạo ra rủi ro lãng phí thời gian. Nhất là với các khách họ Ủa.
- Đáng tiếc, với người mới bắt đầu học phần mềm, tôi nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ được học hai bước đầu tiên một cách đầy đủ – khoa học – đúng đắn thông qua các khóa học SketchUp trên thị trường hiện nay. Và điều này thì không phải do thầy giáo, đơn giản là mục đích của khóa học không dành cho phần đó.
- Nếu có một khóa học như vậy, tên của khóa học nên là “Phương pháp phác thảo bằng SketchUp”, không phải “Khóa học sử dụng SketchUp”.
- Từ khóa liên quan nhất đến những thứ tôi nói mà có sẵn trên Youtube, chắc chỉ có “Low Poly Modeling”, hoặc “Speedrun Modeling”. Nó cũng không hoàn toàn đúng với chủ đề, nhưng mong bạn hiểu ý tôi.
- Môn học tương tự ở trường: đồ án thiết kế nhanh.
- Vẽ ít thôi còn có thời gian chơi với con