Triglyph là tấm phù điêu trang trí nằm ở phần dầm của thức cột Doric. Tên “tri – glyph” xuất phát từ việc nó các rãnh lõm tạo thành 3 sọc dọc ở mặt phù điêu. Tấm phù điêu này tượng trưng cho các đầu các dầm gỗ được trang trí ngày xưa trước khi mọi thứ được xây bằng đá.
Khi ứng dụng trong thiết kế mặt đứng công trình thực tế, các phù điêu này phải được chia theo lưới cột. Chúng ta đặt các Triglyph chính ở phía trên các cột, sau đó ở giữa đặt bổ sung các Triglyph sao cho khoảng giữa 2 phù điêu là một hình càng gần giống hình vuông các tốt.
Khoảng trống này gọi là Metope, để đặt các phù điêu trang trí cầu kỳ khác. Mặc dù có thể bỏ trống Metope, nhưng chúng ta cũng không nên để nó quá hẹp hoặc quá rộng, nếu không trông sẽ rất kỳ lạ. Đôi khi người ta chỉ làm Triglyph ở các đầu cột dể dành phần trống ở giữa để ghi chữ, hình thức này theo tôi có thể chấp nhận được.
Quy tắc trên rất dễ dàng ứng dụng khi chia Triglyph với các cột ở giữa, nhưng việc gióng Triglyph ở góc lại là từng một vấn đề cần một thời gian dài để giải quyết. Người Greek không thể chịu nổi việc Triglyph ở cột góc không đặt ở sát cuối dầm, vì lúc ấy nó sẽ tạo khoảng hở mà họ cho là kỳ lạ, vì thế Triglyph cuối luôn bị đặt lệch với cột. Nó thậm chí tạo ra nhiều mâu thuẫn về thiết kế đến mực thậm chí có thời kỳ người ta còn tránh sử dụng thức cột Doric cho đền thờ của mình chỉ vì lý do nhỏ nhoi này.
Thẩm mỹ của Roman cho rằng điều đó là không cần thiết, và họ quyết định mọi thứ nên về đúng bản chất. Theo Vitruvius – 1 kiến trúc sư La Mã vĩ đại thời cổ đại, tác giả của quyển sách De architectura, triglyph cuối cùng gióng thẳng vào thân cột giải pháp đẹp mắt và hợp logic hơn cả, và tôi nghĩ chúng ta nên áp dụng logic này vào các thiết kế hiện đại.
Trong thức cột Doric, chi tiết Triglyph thường đi cùng Mutule – một phù điêu hình vuông tượng trưng cho đầu vì kèo gỗ ở phía trên, tuy nhiên theo tôi có thể cân nhắc lược bỏ nếu mái phía trên là phẳng, giảm độ nặng chi tiết và dễ dàng hơn cho thi công.